Làng nghề Sơn Đồng làm đồ thờ dát vàng ta 9999

Đồ thờ ngày nay trở nên đa dạng bởi nhiều mẫu mã khác nhau. Một trong số đó là những mẫu đồ thờ dát vàng, mang đến sự sang trọng cho không gian thờ. Nói đến đồ thờ, là nhắc đến làng nghề nổi tiếng được mệnh danh là thiên đường sản xuất vật dụng thờ cúng. Đó là làng nghề làm đồ thờ dát vàng mang tên làng nghề Sơn Đồng.
Tại sao nhiều người ưa chuộng đồ thờ dát vàng?
Từ xưa đến nay, vàng là chất liệu sang trọng rất được ưa chuộng. Chúng được xem là đồ vật có giá trị cao, mang nhiều giá trị thẩm mỹ. Đồ thờ dát vàng cũng như vậy, trong không gian thờ chỉ cần có vật dụng thờ dát vàng có thể giúp không gian trở nên sang trọng, có giá trị cao, bày tỏ tấm lòng thành kính sâu sắc đối với người được thờ.
Đồ thờ dát vàng nói riêng và vật dụng thờ cúng nói chung là điều mang nhiều ý nghĩa trong không gian thờ. Mỗi vật dụng dù lớn hay nhỏ đều tạo nên một không gian thờ được ví như ngôi nhà của thế giới tâm linh, là nơi ông bà tổ tiên cư ngụ. Tại đây, họ có thể quan sát con cháu, sống cùng với con cháu.
Hiểu được ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của đồ thờ trong cuộc sống tâm linh mỗi gia đình Việt. Những nghệ nhân đã góp phần khai sáng, gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hoá của các làng nghề truyền thống của Việt Nam. Ta càng thêm yêu thêm những con người nơi đây, hi sinh thầm lặng cho nét đẹp làng nghề truyền thống Sơn Đồng.
Làng nghề Sơn Đồng nổi tiếng với các tác phẩm đồ thờ dát vàng.
Được biết đến là làng nghề vô cùng nổi tiếng với nhiều công trình lịch sử. Một số có thể kể đến như: Văn Miếu Quốc Tử Giám, cầu Thê Húc, chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn… Những tác phẩm được tạo nên từ làng nghề Sơn Đồng đều mang nét độc đáo riêng. Phải nói, ở đây có đa dạng các mẫu sản phẩm thờ, từ bàn thờ gia tiên, đến hoành phi câu đối, các loại tượng thờ cúng nói chung.
Các loại đồ thờ dát vàng ở đây có thể kể đến như: bàn thờ ô xa dát vàng, án gian dát vàng, hoành phi câu đối dát vàng,…Thêm vào đó, một số loại tượng dát vàng có thể kể đến như: tượng Phật Thích Ca, tượng Phật Tam Thế, tượng Bồ Đề Đạt Ma, tượng Văn Thù Sư Lợi, tượng Địa Tạng, Bồ Tát Quán Thế Âm…
Sự đa dạng danh mục sản phẩm đến từ làng nghề Sơn Đồng là minh chứng cho sự phát triển cũng là sự cố gắng của những người thợ nơi đây. Phần lớn dân số trong làng nghề đều theo nghề chạm khắc đồ thờ. Theo thống kê, có đến 80% dân số trong làng theo nghề truyền thống, trong đó hơn 50% là thợ giỏi lành nghề, nhiều thợ khác được tôn vinh với danh hiệu nghệ nhân.
Làng nghề Sơn Đồng nổi tiếng với các sản phẩm đồ thờ dát vàng. Những người thợ ở đây cũng nổi tiếng với tài năng đặc biệt. Chỉ cần khách hàng yêu cầu một mẫu tượng bất kỳ, nghệ nhân có thể chạm khắc mà không cần nhìn mẫu. Để làm được điều này, người thợ phải dày dặn kinh nghiệm, thông thạo đặc điểm sản phẩm cần khắc, hiểu được điển tích, thông thạo từng chi tiết, họa tiết trang trí của sản phẩm mới có thể thổi hồn vào từng sản phẩm, để tạo lên tinh hoa của làng nghề truyền thống Sơn Đồng.
Quy trình tạo nên đồ thờ dát vàng của làng nghề Sơn Đồng

Bước đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất trong quy trình chạm khắc sản phẩm là lựa chọn nguyên liệu. Thông thường, các nghệ nhân sẽ chọn gỗ Mít, phục vụ cho quá trình chạm khắc. Loại gỗ này phổ biến trong thiên nhiên, là loại gỗ mềm có vân đẹp, thời gian sử dụng, bảo quản lâu.
Ngoài ra, một số loại gỗ khác cũng được sử dụng làm đồ thờ dát vàng có thể được kể đến như: gỗ Hương, gỗ Dỗi, gỗ Bách Xanh, gỗ Vàng Tâm,…Mỗi loại gỗ sẽ có ưu điểm, nhược điểm riêng phù hợp với nhu cầu khác nhau.
Sau khi chọn được loại gỗ thích hợp, bước tiếp theo là chạm khắc chi tiết tổng quan. Người thợ bắt đầu lấy phần lõi và giác của gỗ để đẽo thành những khối lớn, khối tổng quát. Tiếp theo, tiến hành chạm khắc chi tiết hơn. Những chi tiết nhỏ cần sự tỉ mỉ, khéo léo nên thường mất nhiều thời gian hơn.
Tuy nhiên, qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân làng nghề làm đồ thờ dát vàng các bước đều được thực hiện đầy đủ, đúng quy trình. Không những thế, để toát lên nét riêng trong từng sản phẩm, mỗi người thợ sẽ có sự sáng tạo riêng cho mình.
Sau khi hình thành hình dáng bức tượng, kiểm tra chi tiết, nếu còn lỗi cần tiếp tục chỉnh sửa để đến bước cuối cùng. Bắt đầu dát vàng cho tượng, người thợ dùng cọ quét sơn sao cho phủ kín bề mặt, miết thật đều sao cho mịn. Tùy theo thời tiết mà thời gian ủ sơn khác nhau, khi sơn gần khô tiến hành dán lá vàng lên đến khi kín tượng.
Khi dán vàng kín bề mặt tượng, đến công đoạn làm mịn bằng chổi lông thỏ, những phần vàng vụn được lấy dặm vào phần hoa văn chìm. Để đảm bảo hiệu quả thẫm mỹ cần tránh va chạm sau khi dát vàng, như vậy sẽ hạn chế hư hỏng cho sản phẩm.
Không phải tự nhiên mà những sản phẩm của làng nghề làm đồ thờ dát vàng trở nên phổ biến trên toàn quốc. Đây là thành quả của sự nổ lực không ngừng của mỗi người dân trong làng nghề Sơn Đồng.
Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ thông tin sau:
CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐỒ THỜ NHÂN THÚY
- Địa chỉ: Thôn Rô, Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
- Điện thoại: 0987260688 0858658858
- E-mail: nhan.dotho.mynghe@gmail.com
Bình luận