Sập thờ nhị cấp

Sập thờ nhị cấp

Để có một không gian thờ rộng và bày biện được nhiều vật thờ cúng hơn, người ta thường hay dùng sập thờ nhị cấp. Chúng là một dạng sập thờ phổ biến được phân làm hai cấp thường được dùng trong các không gian thờ rộng lớn. Để hiểu rõ hơn về dòng sản phẩm này, đồ thờ Nhân Thúy  đi vào chi tiết về dòng sản phẩm này dưới đây.

Sập thờ nhị cấp

Sập thờ nhị cấp được thiết kế như thế nào?

Giống như tên gọi sập thờ nhị cấp là một loại bàn thờ gia tiên được cấu tạo bởi 2 cấp giúp các vật dụng thờ cúng được trưng bày sắp xếp theo thứ tự, cũng như nhìn rõ hơn những đồ thờ được trưng bày. Nếu như sập thờ thông thường chỉ gồm một mặt phẳng, có kích thước khoảng chiếc giường đôi thì sập nhị cấp có đến hai mặt phẳng, tạo không gian rộng hơn, các họa tiết trưng bày cũng đa dạng hơn.

Sập thờ nhị cấp nổi bật với hai cấp bậc, các họa tiết trang trí thì vô cùng đa dạng. Tùy theo yêu cầu gia chủ, sập thờ được trang trí chạm khắc đầu rồng hay tứ linh,…Ngoài ra, để tăng tính thẩm mỹ, chân sập thờ cũng được trang trí hình ảnh chân rồng, giật cấp gian thứ hai cũng được trang trí bằng nhiều hình ảnh vân mây, sóng nước,…

 

Sập thờ nhị cấp thường được dùng ở đâu?

Ứng dụng của sập thờ khá đa dạng, từ xa xưa, người ta đã dùng sập thờ cho những dịp quan trọng những nơi uy nguy quyền thế,. Ví dụ như chiếc sập thờ đầu tiên được dùng vào thời Chính Hòa, được gọi là long sàn có thiết kế đầu rồng đặc trưng. 

Ngày nay, sập thờ được cách tân theo kiểu cách hiện đại phần lớn là để thích hợp với không gian thờ ngày nay. Một số nơi có thể dùng sập thờ có thể kế đến như: nhà thờ họ, nhà thờ chi, gian thờ gia tiên, không gian thờ tại gia, đình, chùa, đền,….

Mỗi không gian thờ khác nhau, sập thờ lại có thiết kế khác nhau phù hợp với ý nghĩa của từng nơi. Ví dụ như sập thờ nhị cấp hổ phù thường được sử dụng ở đền chùa, miếu hay quán thành với ý nghĩa xua đuổi tà đạo. Có thể nói, đây là biểu tượng của chấn linh được xuất hiện rộng rãi ở nhiều nơi.

Sập thờ nhị cấp mai điểu lại là biểu tượng của năm mới, là sự khởi đầu, là sứ giả của mùa xuân. Kết hợp hoa mai, điểu cùng với chữ phúc sẽ mang đến sự hài hòa, những điều tốt lành, sự hạnh phúc, may mắn và trường thọ. Chúng có thể dùng làm bàn thờ gia tiên.

Hay sập thờ nhị cấp tứ linh đã trở thành một phần rất đỗi quen thuộc trong truyền thống văn hóa của người Việt Nam – một biểu tượng từ ngàn đời xưa. Chúng mang đến không gian thờ cúng linh thiêng, vừa sang trọng quyền quý, vừa dũng mãnh, mạnh mẽ.

 

Chất liệu làm sập thờ nhị cấp

Trước đây, sập thờ được làm bằng đá có thể dựng ngoài trời, tránh chịu những điều kiện bất thường của thời tiết. Tuy nhiên, sập thờ nhị cấp được làm bằng gỗ vẫn mang tính ứng dụng hơn cả. Các loại gỗ thường được dùng làm bàn thờ thì đều có thể làm được sập thờ. Ví dụ như: gỗ Mít, gỗ Gụ, gỗ Hương, gỗ Vàng Tâm, gỗ Dổi, gỗ Thông,…

Trong dân gian, sập thờ vẫn được chạm khắc nhiều nhất bởi hai loại gỗ Mít hoặc gỗ Gụ. Gỗ Mít cực kì dễ tìm, thớ gỗ đẹp mềm và không bị nứt hay cong vênh trong quá trình thi công. Sản phẩm được làm từ gỗ Mít có thể được sử dụng đến hàng trăm năm, thời xưa những nhà quan chức mới có thể dùng loại gỗ này.

Nếu được làm từ gỗ Gụ thì thớ và vân trắng sẽ vô cùng đẹp. Nếu sử dụng trong thời gian càng lâu, màu càng sẫm và càng đẹp hơn. So về giá thành, thì sử dụng gỗ Gụ sẽ phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình.

Hiện nay sập thờ trên thị trường có khá nhiều loại, việc lựa chọn cho mình một sập thờ nói chung hay sập thờ nhị cấp nói riêng đều phải được cân nhắc cẩn trọng. Lựa chọn cơ sở sản xuất uy tín, quy trình sản xuất rõ ràng là điều mà gia chủ cần lưu ý để có được sản phẩm chất lượng.