Tượng kim cương

Tượng kim cương

Bộ tượng kim cương hay còn được gọi là bát bộ kim cương là danh sách các vị thần hộ pháp. Theo điển tích xưa các vị thần này, nguyên là các vị bồ tát phát nguyện hóa thân thành các vị thần hộ pháp nhằm bảo vệ, ủng hộ những người theo đạo. Vậy ý nghĩa của việc thờ tượng bát bộ kim cương như thế nào, cách thỉnh và thờ những vị hộ pháp này sẽ được đề cập trong bài viết này.

Tượng kim cương

 

Bày trí và sắp xếp tượng kim cương như thế nào?

Tượng kim cương thường được sắp xếp có thứ tự ở các ngôi chùa. Nằm trong hệ tượng hộ pháp được gọi là bát bộ kim cương. Tám vị thần này có tên lần lượt là: Thanh Trừ Tai, Tích Độc Thần, Hoàng Tùy Cầu, Bạch Tịnh Thủy, Xích Thanh Hỏa, Định Trừ Tai, Tử Hiền Thần, Đại Thần Lực,…

Bộ tượng kim cương có 8 vị khác nhau nhưng không được thờ riêng lẻ mà tạo thành một hệ thống nhất. Trong các chùa, thường thấy 8 vị này được sắp xếp thờ thành 2 hàng, mỗi hàng 4 vị hoặc thờ phụng 4 vị bên trái và 4 vị bên phải. Cách thờ phụng này cho thấy sự kết hợp thống nhất trong việc bảo vệ Phật pháp. Thứ tự thờ phụng các vị thần được liệt kê như sau:

Bên trái gồm có 4 vị: Thanh Trừ Tai,  Hoàng Tùy Cầu, Xích Thanh Hỏa, Tử Hiền Thần

Bên phải gồm có 4 vị: Tích Độc Thần, Bạch Tinh Thủy, Định Trừ Tai, Đại Thần Lực

 

Sơ lược về tượng Kim cương

Sở dĩ có tên gọi Kim Cương là vì những vị thần này biểu hiện cho tâm trong sáng, sự kiên định hộ trì chính pháp, không hủy hoại hay làm hại đến phật pháp nên được gọi là Kim Cương hộ pháp. Hình tướng của tượng được xây dựng với trang phục là áo nhẫn nhục hay còn được gọi là áo tùy hình chống lại 3 mũi tên độc là tham – sân – si. Tay được tạo tác để cầm các binh khí khác như gươm, chùy, việt phủ,…

Ngoài việc tạo hình tướng, vẻ ngoài của mỗi vị thần hộ pháp thì còn chú trọng phong thái của các vị.

Trong hệ tượng hộ pháp được đề cập đến hai loại là thiện thần và ác thần. Điều này tượng trưng như hai mặt của cuộc sống, có điều thiện ắc hẳn có điều ác. Thần thiện để khuyến khích chúng sinh làm điều thiện, phát huy sự tốt đẹp trong mỗi con người. Đối với điều ác thì cần phải trừng trị và cảm hóa để đi đến cái thiện. 

Để thực hiện nhiệm vụ này, các tượng hộ pháp được xây dựng với kích thước lớn. Phong thái toát ra là một người nghiêm nghị, cương quyết, có được sức mạnh siêu nhiên. Thêm vào đó, đầu đội mũ kim khôi, mình mặc giáp trụ ngừa tam độc, nhờ đó mà giữ được tâm trong sáng và cương quyết như kim cương.

Theo thời kinh Phóng quang bát nhã thì bất cứ ai tu hạnh Bồ Tát đều sẽ được thần Kim Cương bảo vệ trên bước đường tu hành thành phật. Trên mỗi bước đường tu hạnh đều rất quan trọng, chính vì để bảo vệ mỗi Phật tử khỏi những phiền nhiễu để đạt được thành tựu tốt cần có những vị thần hộ pháp. Chính vì như thế, tượng kim cương có một điểm chung là hộ trì phật pháp không cho những cái xấu, cái ác trà trộn vào để con người thanh tĩnh, từ bi, một tâm hướng Phật.

Có thể bạn quan tâm sản phẩm: Tượng bát bộ kim cương

Thờ phụng tượng bát bộ kim cương

Do kích thước lớn và thường thấy ở các chùa, nên việc phật tử muốn thỉnh tượng bát bộ kim cương thờ tại gia thường khá ít. Tuy nhiên, nếu hữu duyên với các vị thần linh này, phật tử tại gia có thể chọn các cơ sở chạm khắc đồ thờ uy tín để đặt làm với kích thước vừa phải. Việc thờ cúng phải dựa trên sự thành kính của mỗi người đối với vị hộ pháp của mình.

Chất liệu làm nên bộ tượng kim cương cũng rất đa dạng: bằng gỗ, bằng đá, hay bằng đồng,…đều có thể được. Thông thường, các tượng hộ pháp này được đặt trên lưng con lân, tượng trưng cho sức mạnh và trí tuệ. Ý chỉ sự sáng suốt và thân tâm thanh tịnh để loại bỏ được ác nghiệp. Đấy cũng là chân lý để con người từ bỏ dục vọng, bị điều khiến bởi tham – sân – si để tìm con đường giải thoát, mưu cầu hạnh phúc vĩnh viễn.